Đằng Sau Chiến Dịch Truyền Thông Thay Logo “Làm Mới Mình” Của Vinamilk

Chiến dịch truyền thông thay đổi logo mới của Vinamilk
Chiến dịch truyền thông thay đổi logo mới của Vinamilk

Đây là một số đúc kết của tôi đằng sau chiến dịch truyền thông thay đổi logo và bộ nhận diện thương hiệu mới của Vinamilk dưới góc nhìn Marketing và truyền thông thương hiệu, cùng xem bạn nhé.

1. Dù là thương hiệu top đầu ngành cũng không được ngủ quên trên chiến thắng 

Càng là thương hiệu top đầu ngành thì càng cần đầu tư cho cải tiến phát triển, càng cần phải liên tục làm mới mình nếu muốn giữ vững được vị thế và thị phần hiện có.

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa hàng đầu VN. Tính đến năm 2021, Vinamilk chiếm 43% thị phần ngành. Tuy nhiên từ đầu năm 2022 có dấu hiệu chững lại và bắt đầu sụt giảm doanh thu và lợi nhuận.

Sự sụt giảm này 1 phần do tình hình chung về suy thoái kinh tế, nhưng 1 phần khác không hề nhỏ do sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đối thủ trong ngành như TH True Milk, Dutch Lady, Nutifood. Đặc biệt là TH True Milk đã bứt phá mạnh mẽ với nhiều sản phẩm mới rất hot như là các dòng sữa hạt.

Tình hình rất chi là tình hình, buộc Vinamilk không thể không thay đổi.

Tuy nhiên, theo P thì chiến dịch truyền thông thay đổi logo, thay đổi bộ nhận diện chỉ là 1 hoạt động nằm trong chuỗi những hoạt động truyền thông tiếp thị mà Vinamilk sẽ tiếp tục triển khai trong thời gian sắp tới nhằm mục tiêu củng cố lại vị thế và thị phần. Chúng ta cùng chờ xem Vinamilk sẽ có những bước đi tiếp theo như thế nào các bạn nhé.

2. Tái định vị thương hiệu giúp “trẻ hóa” thương hiệu lâu năm

Tái định vị thương hiệu là chiến lược đắc lực để một thương hiệu lâu năm có thể tiếp cập hiệu quả hơn với nhóm khách hàng trẻ.

Ở mọi nền kinh tế thì đối tượng giới trẻ vẫn là đối tượng có sức mua cao nhất, mang đến doanh thu nhiều nhất, do đó thường được các thương hiệu ưu tiên nhắm tới. Một thương hiệu lâu năm như Vinamilk tuy có nhiều lợi thế cạnh tranh nhưng lại thiếu đi tính mới mẻ, trẻ trung, năng động, là những đặc tính vốn có của giới trẻ. Cho nên càng là thương hiệu lâu năm mà muốn mở rộng tiếp cận đến nhóm khách hàng là thế hệ trẻ thì buộc phải trẻ hóa hình ảnh bằng cách tái định vị thương hiệu.

3. Yếu tố cá nhân hóa trong chiến dịch truyền thông  

Một chiến dịch truyền thông muốn có hiệu ứng viral mạnh thì cần phải được cá nhân hóa.

Nếu như sự kiện thay đổi logo, thay đổi bộ nhận diện thương hiệu của Vinamilk chỉ dừng lại ở các hoạt động tổ chức sự kiện, họp báo, làm TVC, đăng thông tin lên các kênh mạng xã hội, các trang truyền thông báo đài thì chắc chắn vẫn không tạo ra được làn sóng viral mạnh mẽ như hiện nay.

Mà điểm mấu chốt ở đây chính là việc Vinamilk đã tạo điều kiện cho người dùng có thể tự tạo ra logo theo phong cách mới của Vinamilk nhưng tùy chỉnh được theo ý thích của họ. Việc cho người dùng tham gia vào mắc xích lan truyền đã tạo thành trend, làm cho thông tin về logo mới của Vinamilk càng được nhiều người biết đến.

Tóm lại thì đây là 1 chiến dịch truyền thông thành công của Vinamilk.

Sau chiến dịch, Vinamilk đã thu được những thắng lợi bước đầu như sau:

– Tạo được nhắc nhớ thương hiệu đối với tập khách hàng hiện có.

– Tăng được độ phủ thương hiệu khi tiếp cận đến tập khách hàng mới ở độ tuổi trẻ hơn.

– Doanh số tăng, chấm dứt chuỗi sụt giảm liên tục trong vòng 5 quý liên tiếp.

Mong là trong thời gian sắp tới, chúng ta sẽ chứng kiến thêm nhiều cú hích Marketing mới đến từ nhà Vinamilk. Bạn có nhận định gì về chiến dịch truyền thông của Vinamilk lần này thì cùng trao đổi với nhau nhé.

Võ Ngọc Đông Phương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *