Bạn sẽ làm gì khi “bị ghét”? Hãy cùng xem qua câu chuyện tôi kể dưới đây và tìm ra cách ứng xử tốt nhất cho mình nhé.
Tôi có một học viên, bạn ấy đang làm rất tốt công việc trợ lý giám đốc, và đang được công ty xem xét để lên vị trí cao hơn.
Một ngày đẹp trời nọ, bạn đột ngột nói với tôi:
– Cô ơi, chắc em không thể tiếp tục làm công việc này nữa, em tính xin nghỉ.
– Sao thế em? Công việc em đang tốt mà. Có chuyện gì vậy?
– Em mệt mỏi quá vì cứ bị đồng nghiệp chống đối và nói xấu. Em hay xử lý công việc căn cứ theo kết quả công việc, nên có lúc không được lòng đồng nghiệp. Họ nói em nịnh sếp, bám đuôi sếp mới được việc chứ hay ho gì. Nhưng nếu em cứ vị nể họ thì công việc không hiệu quả. Điều này lại trái với nguyên tắc làm việc của em. Chắc em nghỉ làm quá. Em vừa bị áp lực từ sếp, vừa bị áp lực từ mọi người. Em phải làm gì khi bị ghét hả cô?.
Tôi nói với bạn ấy:
Em ơi, lúc em chẳng có gì nổi bật, hoặc em kém hơn người ta, người ta chắc chắn chẳng ghét em đâu. Thậm chí còn rất tình thương mến thương với em nữa. Nhưng trong thâm tâm họ có thể coi thường em.
Khi em làm được việc, còn người ta không bằng em, thì chuyện người ta thấy khó chịu, người ta hay soi mói muốn tìm ra lỗi của em để nói xấu em là chuyện bình thường.
Khi em trở nên nổi bật trong một tập thể, khi em tạo được thành quả nào đó, em trở nên khác họ, thì em không thể tránh khỏi việc “bị ghét”.
Post hình đi chơi người ta nói khoe khoang.
Chia sẻ kinh nghiệm làm việc người ta nói bày đặt dạy đời.
Nói chuyện công việc người ta nói chắc đang muốn trục lợi gì đó.
Không ai có thể làm vừa lòng tất cả mọi người. Em tin không, em có làm kiểu gì người ta cũng nói xấu được. Nếu em không muốn ai ghét thì giải pháp tốt nhất là … chẳng làm gì cả.
Em có muốn biết một Bí Mật không?
Đó chính là, họ nói gì thì nói, nhưng chỉ có quyết định của em mới ảnh hưởng đến kết quả mà em sẽ nhận được, chỉ có em mới chịu trách nhiệm về con đường em đi. Chỉ có em mới biết mình sẽ đi đến đâu. Đừng để họ ảnh hưởng đến thành công, đến tương lai tốt đẹp của em. Hãy vững chắc cho họ thấy, dù họ có nói gì thì em vẫn cứ thành công, bằng chính thực lực của mình.
Chúc em sẽ có quyết định đúng đắn!
Qua câu chuyện trên, mong là bạn đã tìm ra cho mình cách ứng xử tốt nhất cần làm gì khi “bị ghét”.
Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết Trà Sữa Buổi Sáng khác.
Võ Ngọc Đông Phương
——————
(*) Muốn đặt lịch Trà Sữa Buổi Sáng, bạn bấm vào đây.
——————
Bạn cũng muốn đọc:
Dám Nhận Trách Nhiệm Về Mình
9 Từ Khóa Cần Nhớ Giúp Bạn Làm Việc Tập Trung
Cá Tháng Tư Và Những Lời Nói Dối Chân Tình