Lập Chiến Lược Marketing Giản Đơn Cho Các SMEs

Lập chiến lược Marketing giản đơn cho các SMEs
Lập chiến lược Marketing giản đơn cho các SMEs

Lập chiến lược Marketing cho công ty vừa và nhỏ (SMEs) cần đơn giản nhưng hiệu quả, không cần quá phức tạp như cách lập chiến lược Marketing của các nhãn hàng lớn, nhưng cũng phải bài bản để đạt được mục tiêu mong muốn.

Trong bài viết này, tôi gửi đến bạn cách lập chiến lược Marketing giản đơn dành cho các SMEs. Bạn cùng xem và áp dụng nhé.

1. Tìm hiểu tổng quan thị trường và đối thủ

Bạn cần biết tổng quan thị trường của bạn có đủ lớn không, có nhiều đối thủ không trước khi bạn quyết định theo đuổi và phát triển kinh doanh. Nếu bạn cố gắng bán một thứ gì đó mà khách hàng không cần, không muốn, thì bạn không thể kinh doanh lâu dài.

Để biết thị trường đó có tiềm năng không, bạn trả lời các câu hỏi sau:

– Sản phẩm/dịch vụ của bạn đáp ứng mong muốn hoặc nhu cầu gì của khách hàng?

– Mong muốn hoặc nhu cầu đó có lớn và có xu hướng ngày càng tăng?

– Thị trường đó có nhiều đối thủ cạnh tranh không?

– Đâu là điểm mạnh, điểm yếu của bạn?

– Đâu là điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh?

– Vị thế hiện tại của các đối thủ trên thị trường?

2. Phân khúc thị trường (Segmenting) và chọn phân khúc (Targeting)

Mục đích của việc phân khúc thị trường là để chọn ra các phân khúc mục tiêu nơi mà công ty có lợi thế cạnh tranh cao nhất, có thể phục vụ khách hàng tốt nhất và có thể thu được lợi nhuận nhiều nhất, để có thể chuyên biệt hóa được các hoạt động Marketing với ngân sách Marketing và nguồn nhân lực làm Marketing có giới hạn.

– Đầu tiên bạn cần xác định tất cả các nhóm khách hàng tiềm năng. Các phân khúc được phân chia dựa theo địa lý, nhân khẩu, tuổi, những nhóm có đặc tính chung về nhu cầu, ước muốn, hành vi ứng xử, sức mua tương tự nhau.

– Sau khi xác định các nhóm khách hàng tiềm năng, bạn chọn ra 1 phân khúc chính cho sản phẩm/dịch vụ của bạn. Một số yếu tố quan trọng cần xét đến khi chọn phân khúc thị trường mục tiêu chính yếu:

++ Kích cỡ thị trường (market size)
++ Mức tăng trưởng của thị trường (market growth)
++ Các rào cản khi thâm nhập (market barriers)
++ Lợi thế cạnh tranh của mình so với các đối thủ cạnh tranh

Có thể target thị trường bằng các phương pháp nghiên cứu thị trường, tìm kiếm thông tin số liệu thị trường, phân tích SWOT.

3. Định vị (Positioning)

Định vị là cách bạn đặt sản phẩm/dịch vụ của mình vào tâm trí của khách hàng mục tiêu:

– Nó mang đến lợi ích gì cho khách hàng?

– Nó có khác biệt gì so với những sản phẩm/dịch vụ cùng loại?

– Lý do tin tưởng để khách hàng quyết định mua là gì?

– Thương hiệu của bạn có tính cách nào dễ nhận biết không?

4. Xây dựng thông điệp Marketing

Thông điệp Marketing giúp bạn phát biểu định vị ra ngoài cho khách hàng hiểu về sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Thông điệp Marketing cần ngắn gọn và nhấn mạnh vào điểm khác biệt, vào việc bạn là người duy nhất có thể giải quyết vần đề của khách hàng, và nêu bật những lợi ích mà khách hàng nhận được từ những cái mà bạn cung cấp.

5. Chọn kênh truyền thông

Chọn kênh truyền thông phù hợp để đưa thông điệp Marketing của bạn đến với khách hàng mục tiêu. Việc chọn kênh rất quan trọng vì nó giúp bạn đạt được hiệu quả cao nhất trên số tiền bạn đầu tư.

Việc chọn kênh dựa vào việc khách hàng mục tiêu của bạn xuất hiện nhiều nhất ở đâu thì bạn Marketing ở đó.

Dưới đây là những kênh gợi ý mà bạn có thể sử dụng để truyền đạt thông điệp Marketing của mình:

Website
– Social media: Facebook, Zalo, Twitter, LinkedIn…
– Digital ads
– Email marketing
– CRM
– E-commerce platform
– Events
– Workshop, Seminar
– Hội chợ thương mại
– Kênh Horeca

– Direct sales
– Báo mạng, truyền hình, phát thanh
Bưu thiếp, thông cáo báo chí
– Bảng hiệu quảng cáo ngoài trời, poster
– Poster, Standee
– Catalogue, Brochure, Leaflet
………

6. Thiết lập mục tiêu Marketing

Thiết lập mục tiêu là việc cần phải làm nếu bạn muốn chiến lược Marketing của mình mang về những kết quả như mong đợi.

Khi lập mục tiêu Marketing, mục tiêu của bạn cần phải S.M.A.R.T, chứ không đưa ra mục tiêu chung chung, mơ hồ.

Mục tiêu S.M.A.R.T cần bảo đảm những yếu tố sau:

(1) Specific: cụ thể, rõ ràng,
(2) Measurable: đo lường được,
(3) Achievable: có khả năng thực hiện được,
(4) Realistic: có tính thực tế,
(5) Time-bound: có xác định thời hạn.

Mục tiêu của bạn còn phải dựa vào nguồn lực tài chính để đảm bảo đạt được mức doanh thu, lợi nhuận như mong muốn trong khả năng tài chính cho phép.

7. Thiết lập ngân sách Marketing

Ngân sách Marketing của bạn được tính toán dựa trên:

– Chi phí chi ra dành cho mỗi khách hàng.

– Chi phí tổng trên mỗi sản phẩm.

– Doanh thu và lợi nhuận trung bình từ năm trước (nếu đã hoạt động được hơn 1 năm) / Doanh thu và lợi nhuận mong muốn ước tính (nếu là công ty mới keng xà beng).

8. Triển khai và đo lường hiệu quả

Cuối cùng, bạn cần lập bảng kế hoạch triển khai các hoạt động Marketing theo các khung thời gian và bảng theo dõi kết quả dựa trên những mục tiêu Marketing đã được thiết lập để đo lường kết quả và có sự điều chỉnh kịp thời nếu cần.

Chiến lược Marketing hiệu quả cần đo lường được và có thể linh hoạt điều chỉnh theo tình hình thực tế.

Giờ thì bạn đã biết cách lập chiến lược Marketing giản đơn nhưng vẫn đầy đủ, bài bản. Chúc bạn áp dụng thành công.

Nếu bạn thấy bài viết có ích, hãy chia sẻ ngay và có ghi chú nguồn nội dung từ vongocdongphuong.com để ghi nhận sự chia sẻ của tác giả.

Nếu bạn có câu hỏi, hãy comment ngay bên dưới bài viết.

Còn nếu bạn cần tư vấn Marketing, hãy liên lạc qua facebook hoặc zalo của tôi để đặt lịch tư vấn.

Võ Ngọc Đông Phương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *